Trong Marketing, chúng ta nên hiểu Storytelling như thế nào cho đơn giản và bản chất?

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu bản chất của Marketing là thuyết phục. Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình, thuyết phục báo chí, đối tác để tạo thiện cảm. Thuyết phục công chúng mục tiêu Biết đến và yêu mến thương hiệu…Rất nhiều mục đích trong từng giai đoạn, từng chiến lược của Marketing nhưng suy cho cùng ta chỉ nhớ 2 chữ: THUYẾT PHỤC.

STORYTELLING là gì? Đó là một cấp độ có thể nói là cao nhất trong COPYWRITING. Nếu COPYWRITING có 2 trường phái viết là LÝ TRÍ và CẢM XÚC thì STORYTELLING chính là cách tác động trực tiếp đến CẢM XÚC khách hàng, từ đó thay đổi nhận thức của họ, từ cách mà họ: Biết – Cảm nhận – Suy nghĩ – Hành động.

Storytelling trong marketing

Thay đổi hành động của họ tức thời là một điều “hoàn hảo” mà Storytelling hướng tới.

STORYTELLING là một CÁCH THỨC (the way) để làm MARKETING. Và dĩ nhiên BẢN CHẤT của STORYTELLING chính là: Kể những câu chuyện dựa trên những TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ để mang đến THÔNG ĐIỆP và THUYẾT PHỤC những đối tượng của Marketing.

Mình nhấn mạnh lại là yếu tố THỰC TẾ rất quan trọng, nếu bị nhầm sẽ sang thể loại STORY đó.

Tóm lại, chúng ta chỉ cần nhớ rằng: STORYTELLING là kể chuyện để THUYẾT PHỤC.

Trong Marketing, kể chuyện giúp chúng ta hướng tới thuyết phục Khách hàng (làm Content, làm kịch bản Quảng cáo); thuyết phục đối tác, báo chí, công chúng mục tiêu (làm PR)…

Còn trong cuộc sống, STORYTELLING là cách chúng ta viết STT không “nhạt nhẽo”, có giá trị; là cách chúng ta kết nối với mọi người và trở thành tâm điểm của sự “chú ý”.

Chúng ta đều yêu mến những người kể chuyện hay, lôi cuốn. Điều đó phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người. Nhưng có một điều quá hiển nhiên đó là:
Tất cả mọi người đều phải trải qua những cấp độ nhận thức (thang Bloom):

Biết – Hiểu – Làm – Phân tích – Tổng hợp – Đánh giá

Tất cả mọi người đều xuất phát như nhau. Không thể một bước tới trời được. Để làm được đúng, nhất định chúng ta cần hiểu đúng!

Bật mí: Kể chuyện ứng dụng cụ thể trong Marketing như thế nào. Và những biến xây dựng nên câu chuyện truyền thông vào bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn Sưu Tầm