Có vô vàn sách vở cũng như các chương trình dạy học sáng tạo, sản xuất nội dung cho người làm marketing và truyền thông với cả trăm lối viết khác nhau tuy nhiên nếu các cậu để ý kỹ từ các chuyên gia đầu ngành sẽ thấy có một motip chung rất đơn giản gồm.

+ Tiêu đề (headline) đưa ra vấn đề.
+ Lời mở (Descriptions), dẫn vào vấn đề
+ Phần thân (English là gì k nhớ), chi tiết vấn đề.
+ Phần cuối (English các chuyên gia gọi là gì chả rõ), kết luận, kết thúc vấn đề.

quảng cáo bikini đẹp

Mình hay đưa ra một lí do giải thích cho việc viết văn hay của mình là “do em học chuyên văn 3 năm” vậy có thật chỉ là như vậy không? KHÔNG. Nếu mọi người muốn có câu trả lời hãy tìm profile kia và đọc những status 3-5 năm về trước. Từ câu cú, ngữ pháp từ vựng mọi thứ đều tệ hại. Nay đã khác hơn chút bởi một điều “văn ôn võ luyện” – Rằng với văn học nói riêng và viết nội dung sáng tạo nội dung nói chung cần sự luyện tập, cũng cần những va vấp “người viết hay chưa chắc bằng người hay viết”. Tớ đã phải thử viết đi viết lại cả 4000-5000 lần, mỗi lần tốn 20p-3h. Nếu theo góc độ kỹ thuật thì 5000 giờ với chuyên môn nào đó bạn sẽ thành chuyên gia. Viết vui vậy thôi nhưng thật sự nếu mọi người muốn viết tốt trước hết phải viết đúng sau đó phải viết đủ. (Đúng ở đây là đúng ngữ pháp câu chữ và cấu trúc cơ bản nhé còn đủ là số lượng nhé).

tiêu đề hấp dẫn

Yếu tố mang tính cốt lõi tiếp theo mà mình muốn tất cả các bạn các anh các chị để ý tới đó chính là từ vựng. Ngôn từ phong phú trên chữ giống màu sắc trên hình. Một bức tranh đen trắng thì ít màu cũng như một bài đơn giản thì gồm những lời văn mộc mạc. Một bức tranh công phượng long phụng nhiều màu cũng như một bài văn phức tạp, chuyên môn lại dùng những lời văn câu từ hoa mỹ. Sử dụng ngôn từ, từ vựng tốt thì bút cũng thành súng mà chữ viết cũng khiến người khác sống chết khó lường. Vậy thì làm sao để có được vốn từ vựng phong phú và câu cú ra hồn??? Chắc mọi người đang thắc mắc đúng không.

marketing trong năm 2017

Để tớ trả lời luôn việc cần làm cơ bản nhất mọi người nên đó là đọc nhiều, đọc sách, tranh thủ đọc càng nhiều thứ bạn thích từ tài liệu kỹ thuật, sách vở chuyên môn, status trên internet thậm chí là sub trên phim hoặc lời của bài hát. Hãy đọc sau đó vận dụng các từ vựng bạn học được vào cuộc sống giao tiếp trước, tự chắp vá ghép nối để viết và viết thật hay. Ngắn gọn vậy thôi không phức tạp lắm đâu. Tớ đã áp dụng bằng cách chịu khó trả lời inbox của toàn bộ anh em trong 5 năm qua, mỗi ngày từ 20-100 inbox thông trong 5 năm. (Chưa tính đến inbox khách hàng khi làm kinh doanh). Tớ cũng tin rằng mấy ông chuyên gia chẳng ông nào đẻ ra mà viết hay, mấy bài đầu tiên chắc chắn là dở tệ sau đó mới hay dần. Các cậu đừng lo lắng quá bởi vẫn chưa hết cách.

Kinh doanh bền vững

Mấu chốt và bí mật tớ viết ở sau cùng cũng là món quà cho những ai chịu đọc. Nội dung hay và có hồn luôn là những nội dung thật đời thường và chân thật. Liên hệ với tranh nghệ thuật bạn sẽ giải thích được tại sao mấy bức hoạ nhìn như trẻ con làm đổ mực lại có giá triệu đô. Thế này, sau khi đã xem rất nhiều tác phẩm triển lãm thương mại thì tớ thấy chính những bức tranh vẽ thiếu nét lằng ngoằng nguệch ngoạc lại ghi điểm, lại có hồn. Bởi tính hoàn hảo công nghiệp bị giảm xuống chất tranh bao gồm cả lỗi sai của tranh lại là cái tôi là bản sắc khác biệt khiến cho tranh của người vẽ ghi điểm trong mắt người xem. (Viết ví dụ thế thôi ko lại man sang nhà phê bình tranh). Với nội dung hay cần có thần thái, có nét riêng có cảm xúc và có cả những lỗi sai nhỏ của người viết khiến nội dung đó cá nhân hóa thành bản sắc của bạn – nói theo lối chơi chữ là “mùi văn”. Thơm “thoang thoảng” thì dùng ngữ từ đời thường nhẹ nhàng còn “thum thủm” thì dùng những lời thâm thuý mà “um tỏi” thì dùng những từ mạnh mẽ … phong phú đúng là như tiếng Việt và ngữ pháp Việt Nam.

Trên đây là chia sẻ từ tận đáy lòng của tớ cho các anh chị các bạn và cả các em đang quan tâm đến cách sản xuất xây dựng nội dung một cách cơ bản – sơ đẳng nhất. Tớ chưa từng được học một khoá nào chuyên nghiệp nên tớ nghĩ cách học cách làm lời khuyên của mình có thể giúp đỡ cho những người không có điều kiện theo học hoặc có điều kiện nhưng học không vào.

Nguồn: Phạm Anh Quân