Demographic hay còn gọi là nhân khẩu học của công chúng mục tiêu, là điều mà chúng ta cần phải phân tích dựa trên những đặc tính của sản phẩm dịch vụ cụ thể.

Facebook chỉ là một kênh để chúng ta quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình đến với công chúng mục tiêu. Trước khi tiến hành quảng cáo cụ thể là quảng cáo trên Facebook chúng ta đều thực hiện các bước trước đó. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, chiến lược sản phẩm, thiết kế và quản lý dịch vụ, chương trình định giá chứ không phải cứ có sản phẩm là lên Facebook tạo quảng cáo.

chạy target facebook

Chúng ta có 2 nhóm đối tượng rất rõ ràng. Đối tượng thứ nhất là đối tượng mà chúng ta lựa chọn sau khi phân tích các bước tôi có nói ở trên. Tôi gọi đây là đối tượng 1. Nhóm đối tượng thứ 2 là nhóm đối tượng mà Facebook cho phép chúng ta lựa chọn theo trình quảng cáo dựa trên các tùy chọn trong phần Demographic. Tôi gọi đây là nhóm đối tượng thứ 2.

Đầu tiên chúng ta phải xác định được đối tượng thứ 1, sau đó đưa đối tượng đó vào so sánh với đối tượng thứ 2 để xem Facebook sẽ giúp được gì cho chúng ta.

Ví dụ:

  • Bạn muốn nhắm quảng cáo đến đối tượng có thu nhập từ 20 triệu/tháng trở lên nhưng đây là điều mà trong Demographic chúng ta không có tùy chọn này.

Trong Demographic chúng ta có: Vị  trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi…

  • Vị trí địa lý:

Nhiều người có thói quen khi bán hàng đều chọn toàn Việt Nam, điều này không sai, tuy nhiên hiệu quả sẽ không được cao. Lựa chọn toàn quốc hay chỉ một khu vực cụ thể bạn phải dựa trên những đặc tính, công năng và giá của sản phẩm.

Ví dụ:

  • Dịch vụ Spa: Bạn không thể chọn toàn quốc đó là điều đương nhiên. Bạn sẽ chọn khu vực gần với cơ sở spa của bạn, vậy bạn chọn cách địa điểm của bạn bao xa mới là vấn đề lớn.
  • Sản phẩm thực phẩm: Một số sản phẩm như ruốc, mắm tép… bạn có thể bán trên toàn quốc vì nhu cầu sử dụng sản phẩm này ở đâu cũng có. Tuy nhiên hạn sử dụng của sản phẩm này chỉ khoảng 1 tuần, và thời gian chuyển hàng trung bình từ 2-7 ngày. Như vậy khi nhận được hàng thì sản phẩm đã hết hạn sử dụng và khách hàng đương nhiên sẽ không nhận. Bạn sẽ mất chi phí chuyển hoàn. Bạn sẽ lỗ

Tiếp theo…

  • Lựa chọn khu vực bán hàng cũng phải dựa trên khả năng cung ứng của doanh nghiệp bạn. Khi số lượng nhân viên của bạn quá ít, nếu có đơn hàng phát sinh ở tỉnh bạn sẽ phải có người lo đầu việc này, và việc đơn hàng tỉnh sẽ có nhiều rủi ro hơn so với nội tỉnh và khu vực lân cận. Nếu tham lam mà bán toàn quốc trong khi không đáp ứng đủ thì sẽ gặp nhiều rủi ro. Bạn sẽ lỗ
  • Đơn vị chuyển phát không phải nhân viên sale của bạn, vì thế khi bán toàn quốc bạn sẽ gặp nhiều rủi ro chuyển hoàn với những sản phẩm cần có sự tư vấn của người hiểu sản phẩm.

Với sản phẩm dịch vụ là nhà hàng, quán café thời trang vest thì mục tiêu của quảng cáo là đưa được khách hàng đến với cửa hàng của mình. Ở phần Location bạn có quyền được thả gim bán kính mà quảng cáo sẽ phân phối tới, vậy bán kính đó bao nhiêu là hợp lý.

chạy target facebook hiệu quả

Hãy cùng phân tích

Ví dụ ở thị trường Hà Nội, bạn phải xác định được thời gian mà khách hàng sẽ chịu khó bỏ ra đến đến với cửa hàng của bạn từ đó bạn sẽ có được bán kính theo công thức Vật Lý lớp 7: S = VxT (V là vận tốc, T là thời gian) dành cho Selling

Với đơn vị cần nhiều đến Branding thì bán kính đó có thể được cộng thêm 50% tùy thuộc vào ngân sách

Sản phẩm thời trang vest: Sản phẩm này phụ thuộc vào size của người mua sản phẩm, dù cho sản phẩm của bạn ấn tượng, ưu đãi cho khách hàng của bạn tốt nhưng đừng vì thế mà lựa chọn khu vực quá rộng. Ở Việt Nam không phải cơ thể ai cũng hoàn hảo, người chân đẹp thì bụng to, người vừa vai thì dài lưng… đó là lý do với sản phẩm này bắt buộc họ phải đến tận nơi để thử và sửa. Bạn chỉ bán online được cho họ khi họ đã từng mua một lần, họ chỉ cần báo đúng loại đó là đủ. Còn với khách hàng mới mục tiêu phải kéo được khách hàng đến với cửa hàng.

Với sản phẩm café, nhà hàng: Hãy tạo ra 2 nhóm quảng cáo.

Nhóm thứ 1: Lựa chọn bán kính đơn thuần như tôi có nói ở trên

Nhóm thứ 2: Hãy để bán kính khoảng 1-2Km và đương nhiên content cho nhóm quảng cáo này phải khác. Cụ thể với bán kính này bạn hãy nhấn mạnh rằng “Chỉ cách chỗ bạn 3 phút đi bộ, chỉ chưa đến 5 phút đi xe…” miễn sao khi đọc khách hàng sẽ thấy rất gần với họ và đương nhiên họ sẽ lựa chọn địa điểm gần để đến trước.

Tiếp theo…

Khi bạn quyết định sẽ bán hàng toàn quốc, bạn hãy cân nhắc nên chọn phủ toàn bộ hay chỉ lựa chọn một số tỉnh thành phố lớn hay chỉ chọn thành phố thuộc tỉnh.

Như các bạn đã biết, thành phố, thị xã, thị trấn luôn có hành vi mua hàng cao hơn ở nông thôn (không phải tất cả các mặt hàng) bởi mức sống, mức thu nhập, nhu cầu mua sắm (cho bằng hàng xóm) ở những khu vực này là cao hơn những khu vực còn lại.

Một số thành phố lớn có hành vi mua hàng cao (con số dựa trên sản phẩm cụ thể mà tôi đang triển khai) như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Bình Dương, Nam Định, Thanh Hóa…

Đầu tiên hãy lục lại hóa đơn bán lẻ của doanh nhiệp bạn trong 1 năm trở lại đây, hãy thống kê lại 10-20 khu vực mua hàng nhiều nhất để quảng cáo về sau của bạn chỉ nhắm vào những khu vực đó.

Tại sao target tuổi lại quan trọng ?

Ai cũng biết rằng mỗi một sản phẩm dịch vụ cụ thể đều phù hợp với một nhóm tuổi nhất định. Tất nhiên ở các nhóm tuổi ngoài nhóm tiềm năng vẫn có khả năng có người mua sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên với chi phí không lớn chúng ta không thể rải khắp quảng cáo đi như vậy. Chúng ta chỉ lựa chọn nhóm tuổi nào mà ở đó mật độ khách hàng của chúng ta là cao nhất. Bởi việc Facebook phân phối quảng cáo là hoàn toàn ngẫu nhiên dựa trên việc nội dung quảng cáo của bạn và nhóm đối tượng của bạn.

Ở Demographic duy nhất có độ tuổi là có yếu tố chính xác cao nhất vì không ai có thể có 2 tuổi. Bạn chỉ có tuổi 19 hoặc 20 chứ không thể có cả 2. Vì vậy target độ tuổi càng chính xác thì quảng cáo của bạn càng tối ưu và tiết kiệm được chi phí. Một người có thể có nhiều hơn 2 sở thích, nhiều hơn 2 hành vi. Một người có thể vừa ở vị trí A vừa có thể ở vị trí B do việc cập nhật GPS của thiết bị.

Chúng ta có 2 con số tuổi và cùng phân tích như sau:

Một là tuổi cận dưới.

Muốn biết sẽ phải lựa chọn độ tuổi thấp nhất là bao nhiêu chúng ta hãy trả lời câu hỏi “Khách hàng ở độ tuổi nào mới BẮT ĐẦU có nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ của mình” khi đó chúng ta sẽ tìm được ra độ tuổi cận dưới này

Ví dụ: Sản phẩm giày

Giày da: Độ tuổi sử dụng thường là dân văn phòng hoặc người lớn tuổi, lứa tuổi sinh viên rất ít người có nhu cầu sử dụng giày da. Do đó độ tuổi cận dưới là khoảng 23-34 tuổi
Giày thể thao: Sản phẩm này phù hợp với người năng động, khoảng tuổi là khá rộng đối với sản phẩm này. Lứa tuổi phù hợp là học sinh sinh viên. Tuy nhiên tùy vào giá trị của sản phẩm để chúng ta chọn sinh viên hay chọn cả học sinh.
Việc phân tích lựa chọn độ tuổi cận dưới cần dựa trên giá của sản phẩm và công năng của sản phẩm. Công năng như tôi đã có ví dụ ở trên. Còn phần giá sản phẩm thì sao ?

Từ giá của sản phẩm chúng ta phân thích về khả năng tài chính để có thể mua được sản phẩm đó, còn về việc thích sản phẩm đó thì hầu như tuổi nào cũng có thể thích. Tuy nhiên việc thích và việc có thể sở hữu được sản phẩm hay không thì phụ thuộc vào khả năng chi trả.

Với sản phẩm từ 500k trở lên và mua hàng online thì những sinh viên năm đầu rất khó có thể mua được. Nó phù hợp với những sinh viên năm cuối và người đi làm. Do đó sản phẩm nào có giá bán từ 500k trở lên chúng ta chọn độ tuổi phải cao.

Ví dụ: Sản phẩm ô tô

Ai cũng thích và ai cũng muốn sở hữu một chiếc oto, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua được nó. Với sản phẩm có giá trị cao chúng ta cần lựa chọn độ tuổi mà ở đó họ đã có một khoảng thời gian đủ lớn để tích lũy về tiền (trừ trường hợp giàu từ lúc sinh ra).
Tôi giả sử họ bắt đầu từ đi làm từ năm 24 tuổi, ở điều kiện lý tưởng họ được hưởng mức lương 20 triệu đồng/tháng. Trừ chi tiêu họ tiết kiệm được 10 triệu/tháng. Chiếc oto nếu trả góp giá ở khoảng 250 triệu. Như vậy họ phải mất 25 tháng mới đủ tiền mua chiếc xe đó. Ở đây là trường hợp quá lý tưởng. Như vậy độ tuổi cận dưới nếu bán oto sẽ là tuổi 26, tất nhiên thực tế sẽ cao hơn.

Hai là độ tuổi cận trên

Hãy trả lời câu hỏi sau “Đến tuổi nào thì người ta CÒN mua sản phẩm của mình ?”

Việc lựa chọn độ tuổi này đơn giản hơn rất nhiều vì những độ tuổi ngoài 40 số người sử dụng Facebook là không nhiều, vì thế không quá khó khăn để lựa chọn độ tuổi này.

Ví dụ: Sản phẩm thời trang

Một chiếc túi xách trẻ trung, thì rõ ràng bạn không nên chọn đến tuổi 40, bởi ở độ tuổi đó nhu cầu sử dụng một sản phẩm trẻ trung là không có.
Tại sao phải khoanh vùng 2 độ tuổi cận trên và cận dưới nhu vậy ?

Giả sử khi tạo quảng cáo, bạn lựa chọn độ tuổi từ 18-24. Với một ngân sách nhất định, quảng cáo của bạn chỉ được phân phối đến một nhóm đối tượng nhất định nằm trong độ tuổi đó. Tuy nhiên việc Facebook phân phối quảng cáo là ngẫu nhiên, nên có những trường hợp quảng cáo chỉ phân phối đến nhóm tuổi 18-20 hoặc 20-23 (bất kỳ nhóm nào vì chắc chắn không thể phủ hết 100% đối tượng) tuy nhiên khách hàng tiềm năng của bạn lại nằm ở độ tuổi 21-24 hoặc 18-22. Như vậy nghĩa là bạn đang mất đi một khoản chi phí không nhỏ để phủ quảng cáo đến một nhóm đối tượng không phải là khách hàng của mình.

Vì thế việc phân tích sản phẩm để lựa chọn và khoanh vùng nhóm tuổi là hết sức cần tiết.