Cái lõi của kinh doanh, marketing là tư duy.

Bạn muốn chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình và đi hỏi người khác cách target. Câu hỏi rất phổ thông là “em bán sp này, em nên target như thế nào?”. Cái này đã được nhắc đến rất nhiều lần, Hỏi chung chung sẽ nhận được câu trả lời vô ích.
Content cũng thế, bắt trend vô tội vạ, áp dụng lý thuyết content “của người khác” vô tội vạ. Xong rồi lại kêu ầm trời “content mình hay, sao ko thu hút khách”. Bạn bảo hay chứ khách của bạn bảo hay à?
Các bạn không chịu ngồi nghiên cứu về đối tượng khách hàng của mình thì làm sao biết họ là ai, sao biết nhu cầu cụ thể của họ, sao biết phương thức tiếp cận phù hợp, và sao có được câu hỏi chính xác cho người khác.

Phân tích insight khách hàng

Trước khi lập fanpage, trước khi chạy q/c, hãy lấy giấy bút ra và lập mind mapping về KH đi.
Đầu tiên là tổng quan về khách hàng
– Độ tuổi
– Giới tính
– Khoảng thu nhập
– Nhu cầu đích
– Các thông tin khác

Sau đó đi đến chi tiết. Cái này thì mỗi sự kết hợp sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau
– Nam, thu nhập khá => đối tượng thường trên 24tuổi, quan tâm đến đồng hồ, oto, nước hoa… => Content lịch sự, có khí chất. Đối tượng này có thể tham khảo cách làm content của Xwatch, mình thấy họ làm khá hay
– Đại học dân lập muốn thu hút sinh viên => nhu cầu cơ bản của họ là gì: ra trường kiếm được việc => Fanpage đưa ra những thông tin về giáo viên, chương trình học của trường, liên kết với bên nào, các hoạt động club, phát triển kỹ năng mềm ra sao, những sv, cựu sv tiêu biểu của trường…

chăm sóc khách hàng

– “Em đang bán những mặt hàng như đồ làm đẹp từ thiên nhiên, thảo dược trị viêm lỗ chân lông” => Đồ làm đẹp từ thiên nhiên thì nữ nào chả cần, cứ target rộng đi cho giá rẻ, rồi xem nhóm tuổi nào tương tác tốt nhất thì dùng, đừng lôi sở thích vào. Nội dung fanpage thì ngoài các bài viết ra, nên tự quay clip về cách dùng sp, review sp (cái này sẽ tạo độ tin tưởng hơn, vì mình dùng cũng dùng thì ng ta thấy an tâm).
Thảo dược trị viêm lỗ chân lông => Những đối tượng nào hay bị: Thường bị do di truyền hoặc wax lông => cái này ngẫu nhiên, ko có chuẩn mực về hành vi => Nên dùng để bán kèm thì tốt hơn. Tức là bán sản phẩm chính rồi thỉnh thoảng đăng lên bán là mình có bán sp này. Nếu sp chính tốt thì ngta cũng sẽ tin tưởng dùng sp này. Nếu KH dùng khỏi thì nhờ ng ta chụp ảnh review. Khi up lên fanpage thì ghi rõ tên tuổi địa chỉ để tạo độ tin tưởng (nhớ xin phép khách trước)

– Sau khi phác họa chi tiết khách hàng, hãy đặt mình là họ để xem họ thích ăn gì, mặc gì, xem gì, chơi gì…. Từ đó sẽ có content, target, cách quảng cáo phù hợp.
Quá trình phác họa này phải trên 1 ngày. Vì chỉ ngồi 1 chỗ thì khó ra hết. Các ý tưởng sẽ nảy sinh khi đi xe, ngắm cảnh, nghĩ về sự đời…
+ Ngoài quảng cáo facebook, zalo, Adwords ra, thì nghiên cứu xem nhóm đối tượng của mình hay vào những đâu thì có thể cân nhắc đưa q/c ở đấy. Nó cũng là 1 nguyên liệu thông tin để đưa về web, fanpage của mình tăng độ Trust.

+  Rồi, đấy là trước khi bán hàng. Trong khi bán hàng cũng phải phân tích INSIGHT khách.
Có 2 loại insight là Phân tích dựa vào cảm nhận và Phân tích dựa trên số liệu

Phân tích dựa vào cảm nhận:
Ví dụ: khách đến mua hỏi “đây có phải đồ TQ” ko?
Kết luận có thể dễ dàng đưa ra là khách không thích hàng TQ
Nhưng Insight (sự thật ngầm hiểu) là khách lo lắng sp có phẩm chất kém.
Nếu bạn biết được insight đó, thì kể cả đó là hàng TQ, nhưng bạn biết cách chứng minh, biện luận rằng đấy là hàng TQ chất lượng cao (đồ chất lượng cao của TQ thì ko kém so với TG) thì vẫn có thể khiến khách hàng móc hầu bao.
Để ra được insight khách hàng thì không phải một sớm một chiều, mà cần có sự trải nghiệm, nghe, nhìn và tư duy và học hỏi hàng ngày.

Phân tích dựa vào số liệu:
Các bạn đang kinh doanh thì nên xem bộ phim “The Intern”, rất truyền cảm hứng và bài học trong đó. Cty có bộ phân tích số liệu chi tiết đến mức, nếu KH mang sp ra quầy rồi mà ko mua thì ng ta cũng thống kê lại để tìm ra nguyên nhân.