Phần 1: Authenticity: tính xác thực

Phần này là một yếu tố điển hình nhất của Truyền Thông trên mạng xã hội:
– Mạng xã hội thực sự trở thành một kênh truyền thông cực phong phú – với các đối tượng truyền thông ĐỊNH DANH rõ ràng.
Nhưng trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng MXH (facebook) như một công cụ tiếp theo để truyền đạt mớ nội dung quảng cáo chán ngắt, nhạt nhẽo, đầy tính dàn dựng thô thiển: như 1 quảng cáo trên tờ báo NHÂN DÂN hay LAO ĐỘNG vậy.

sai lầm mạng xã hội cần tránh
Cư dân mạng cần gì: Họ lên facebook để tìm những CÂU CHUYỆN thú vị, những thứ mang tính THẬT.
– Một cửa hàng mỳ cay 7 cấp độ mới mở đưa lên báo: người ta chỉ lướt qua nhạt nhẽo như 1 thông báo cáo phó >> Còn trên facebook phải là 1 hình ảnh của 1 thằng mõm sưng vù vì cay khi ăn cấp độ 7… hay một em Hotgirl đang húp sụp soạt… đầy sinh động.
Vậy đấy: Trên mạng xã hội, người ta đợi chờ những thứ mang tính Xác thực, có yếu tố nhân vật, có kịch tính câu chuyện…
!!! Bài Học: Bạn đừng đăng cáo phó – hãy đưa những CÂU CHUYỆN đầy tính xác thực.

Phần 2 Relevant : sự phù hợp

Cái này có nhiều thứ để nói, nhưng tôi chỉ nói đến việc bạn phải chọn ra CÁCH NÓI phù hợp với đối tượng của bạn.
Nghĩa là gì?
1) Bạn phải hiểu đối tượng đang QUAN TÂM đến điều gì > Đây chính là PHÙ HỢP HOÀN CẢNH. Cả cái cư dân mạng đang quan tâm đến cá hồ tây chết, bạn lại xí xớn nói chuyện giáo dục. Họ sẽ không tiếp chuyện bạn > đúng hơn là bạn sẽ không tạo ra được sự phản hồi mạnh mẽ.
Thực tế không phải cứ điên đầu nghĩ tới thứ gì đang được lan truyền sôi động trên mạng > bạn chỉ cần lọc ra được điều gì có thể khiến ĐỐI TƯỢNG của bạn sẽ quan tâm và phản hồi.

sai lầm mạng xã hội cần tránh
> Nếu khách hàng bạn là giới trẻ, họ sẽ không thích nói tới chuyện hòa bình Syria .
2. PHÙ HỢP NGÔN NGỮ:
– Khách hàng bạn là giới Teen, chỉ cần câu “mình thích thì mình post thôi” , nội dung bạn cũng đã khiến khách hàng họ thấy vui và hào hứng xem tiếp.
3. PHÙ HỢP VỚI CÔNG CỤ: Nội dung trên mạng xã hội đừng có quá dài, quá phức tạp > thật nhanh và đơn giản.

Phần 3: Talkability: truyền miệng

Cái này là một điều tất yếu. Đã lâu tôi không quan tâm đến số liệu view (xem) rồi, tôi tập trung vào số liệu share (lan truyền).
Vì khi share bạn sẽ có được hiệu quả CỰC CAO.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất đó lại chính là việc: rất nhiều khách hàng của bạn lại nằm trong nhóm đối tượng : nhận được share.
Tôi đã từng nói trong các buổi đào tạo gần đây nhất về việc bạn phải tách biệt 2 nhóm đối tượng trên facebook:
1. Nhóm sẽ XEM và LAN TỎA thông tin của bạn
2. Khách hàng của bạn.

Sai lầm điển hình của 1 doanh nghiệp làm quảng cáo Mạng Xã Hội : đó là cứ vội vã tham lam nhét quá nhiều nội dung quảng cáo vào 1 content . Kiểu: đằng nào tao bỏ tiền để cho 100 thằng xem thì tao muốn viết nhiều chữ để 100 thằng đó hiểu… > ngu lắm cơ! Vì đó là việc bạn tự hạn chế nội dung của bạn: giống việc bạn cứ tóm được ai đó xung quanh bạn là cứ ngồi thao thao bất tuyệt cả ngày với họ (đến mức họ sợ vãi đái bạn ra, lần sau nhìn thấy là tránh)
Kinh nghiệm mạng xã hội, đó là bạn phải xác định rằng bạn phải tấn công ít, nhưng làm sao cho nó lan ra rộng hơn và tới được những nhóm người khác theo dạng lan tỏa (viral , word of mouth truyền miệng).

Bạn phải làm họ THÍCH đã.

 

yếu tố truyền miệng

 

Cái này điển hình nhất là khi tôi tư vấn cho những khách hàng có các dịch vụ cho đố tượng khách cao cấp (ví dụ nhà cao cấp, dịch vụ thẩm mỹ cao cấp, điện thoại cao cấp): họ bảo rằng Khách hàng của họ không sử dụng facebook nhiều (Đúng!) bởi thế họ không tấn công vào thị trường Facebook (<< Sai bét!)
Như việc tôi đã khảo sát tại một trung tâm thẩm mỹ Mimi (với giá làm mũi đắt gấp 5 lần giá thường), thì được biết rằng rất nhiều khách hàng cao cấp ở đó (chủ doanh nghiệp, siêu mẫu, hoa hậu…) được biết đến Trung tâm Mimi vì con cái họ giới thiệu. Mà con cái họ lại biết đến nhờ Mạng Xã Hội.
Vậy thì bạn hãy nhớ:
1. Nội dung truyền thông trên facebook của bạn chưa chắc bước đầu tiên đã đến được với “khách hàng tiềm năng” của bạn > vậy nên hãy làm sao cho nó lan tỏa viral ra xa hơn. (bằng cách nào thì kỳ sau nói về Viral content tôi sẽ dạy).
2. Đừng nghĩ rằng khách của bạn không dùng facebook nên bạn không quảng cáo trên đó!

Sưu tầm: Hiếu Chí Trần